Hình tìm được trên mạng. Tôi thích hình ảnh bình dị gần gũi này của bác Lộc |
Bác Nguyễn Đình Lộc có cả hai điều trên: vừa là một cụ cao tuổi, vừa từng là một cán bộ cao cấp của Đảng - một ủy viên trung ương.
Mấy ngày nay, dư luận trên mạng đã bàn về lời phát biểu của cụ trên truyền hình rất nhiều. Với tôi, những bình luận đó càng làm tôi thêm nể nang sự khôn ngoan của cụ khi phải đối mặt với những áp lực lớn lao hoàn toàn không dễ đối đầu - những áp lực mà ai theo dõi sát những tin tức gần đây cũng đều có thể đoán ra được.
Mấy ngày nay, dư luận trên mạng đã bàn về lời phát biểu của cụ trên truyền hình rất nhiều. Với tôi, những bình luận đó càng làm tôi thêm nể nang sự khôn ngoan của cụ khi phải đối mặt với những áp lực lớn lao hoàn toàn không dễ đối đầu - những áp lực mà ai theo dõi sát những tin tức gần đây cũng đều có thể đoán ra được.
Những blogger, facebooker và "còm sĩ" chúng ta, khi chúng ta phát biểu hay viết điều gì lên mạng, chúng ta đều - hữu thức hay vô thức - mường tượng trước rằng khán thính giả của chúng ta là những "cư dân mạng", tức là những người ít nhiều gì cũng nắm vững "tình hình lề trái" như chúng ta, những người đã nghe ngóng được nhiều thông tin đa chiều, những người cũng bất mãn ít nhiều với chế độ và cũng hừng hực niềm hy vọng mọi sự sẽ thay đổi, như chúng ta.
Phát biểu trước một nhóm đối tượng mà ta có nhiều hy vọng sẽ đồng cảm với mình, tất nhiên ta rất dễ ăn dễ nói. Các bạn hãy cứ tưởng tượng giờ phải đứng trước chợ và nói với những người mà suy nghĩ, hiểu biết và lập trường không (hay chưa) giống mình, thậm chí rất khác mình, liệu mình có thể nói như mình đang nói thoải mái trên không gian internet đây không?
Thế nên bạn Ngyễn Đắc Kiên, bạn Đông Hải Long Vương, blogger Phương Bích, nhà báo Đoan Trang... và nhiều người khác nữa mà tôi đọc thấy có những lời phê bình khá mạnh về phát biểu của bác Lộc, chúng ta có một điểm chung, là chúng ta đang nói và nghe nhau trên "không gian mạng", hơn nữa, trong "không gian lề trái".
Nhưng cũng phải biết một điều: cái "thế giới lề trái" của chúng ta hiện nay, nếu chỉ tính người trong nước, chiếm được bao nhiêu phần trăm dân số? Có lẽ chỉ cỡ 1 hoặc 2 phần trăm chăng?
Bác Lộc thì không như vậy. Bác ấy không rành về mạng. Bác ấy càng ít rành về cái thế giới của lề trái. Đứng trước ống kính truyền hình, bác ấy mường tượng khán thính giả của mình là ai? Trước hết và gần hơn hết, đó là những cặp mắt cú vọ rình rập của thế lực bảo thủ ghê gớm trong Đảng. Thứ đến, đó là thế giới của quan chức và công chức đông đảo mà bác ấy rất quen thuộc vì là người trong cuộc; thế giới của guồng máy, bấy nay thường chỉ biết suy nghĩ rập khuôn và nhắm mắt tuân lệnh các "đường lối chủ trương của Đảng". Và thứ ba, bác ấy sẽ thấy trước mắt mình một khối lượng khán thính giả khổng lồ của đài truyền hình, những người dân đa phần thờ ơ với thời cuộc, bị bưng bít thông tin, dễ bị phỉnh gạt lừa dối...
Bác ấy biết có những người đồng cảm với bác ấy, nhóm 72 đã cùng ký với bác ấy vào bản Kiến nghị chẳng hạn, nhưng trong tình thế đứng trước ống kính của cỗ máy truyền thông đầy thủ đoạn ma mãnh này, đây không phải là lúc bác có thể ngỏ lời với một số rất ít những người bạn đồng tâm đồng cảm đó. Khán thính giả của bác ấy khác với độc giả của chúng ta rất nhiều, sao chúng ta lại đòi bác ấy phải phát biểu giống như chúng ta? Hiểu như thế, thì nghiệm lại, tôi thấy lời lẽ của bác Lộc là rất khôn ngoan.
Người trẻ thì có cả tương lai trước mặt, rất hăng hái và có khynh hướng nghĩ rằng thua keo này còn bày keo khác. Người già thì không vậy. Họ biết thời gian và sức lực của họ không còn nhiều. Như một võ sĩ già phải lên sàn đấu, họ tiết kiệm từng chút hơi sức của mình. Nhẫn nhịn, giữ thế thủ, khéo léo tránh đòn, để dành nội lực cho cú đánh quyết định - có khi là cú đánh duy nhất mà sức mình còn cho phép. Ngoài ra, một võ sĩ già giặn sẽ còn thừa kinh nghiệm để biết cách chuyển bàn thua trông thấy thành một bàn ghi điểm bất ngờ; nếu không được vậy thì chí ít cũng chuyển được bại thành... huề!
Người trẻ thì có cả tương lai trước mặt, rất hăng hái và có khynh hướng nghĩ rằng thua keo này còn bày keo khác. Người già thì không vậy. Họ biết thời gian và sức lực của họ không còn nhiều. Như một võ sĩ già phải lên sàn đấu, họ tiết kiệm từng chút hơi sức của mình. Nhẫn nhịn, giữ thế thủ, khéo léo tránh đòn, để dành nội lực cho cú đánh quyết định - có khi là cú đánh duy nhất mà sức mình còn cho phép. Ngoài ra, một võ sĩ già giặn sẽ còn thừa kinh nghiệm để biết cách chuyển bàn thua trông thấy thành một bàn ghi điểm bất ngờ; nếu không được vậy thì chí ít cũng chuyển được bại thành... huề!
Đó là nói về bác Nguyễn Đình Lộc. Còn quay lại với phản ứng bất bình, nhất là của các bạn trẻ, thì tôi cũng rất mừng. Người trẻ là phải như thế, là cần như thế, rất cần như thế. Hội nghị Diên Hồng năm xưa đã tạo nên sức mạnh kiên cường cho dân Việt, là nhờ cả những vị bô lão đăm chiêu ngồi thảo luận trong phòng kín, lẫn những Trần Quốc Toản trẻ trung hăng hái bóp nát quả cam ngoài sân đình!
Chúc mừng tiên sinh tậu nhà mới!
Trả lờiXóaÔ, cám ơn bác Tễu! Hi hi, nhà này giống như... cái sổ hưu bác ạ, để dành sẵn chờ... 10 năm sau chứ thực ra lúc này thời giờ vẫn còn eo hẹp. Tôi vẫn khoái đi uống trà, cafe nhà thân hữu, hòa mình vào nỗi chung... đông dzui hơn. :)
Xóa