Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

DÙNG OPEN ID ĐỂ "CÒM"

.
Có những blog vì nhu cầu an ninh, đòi hỏi các còm sĩ phải có một tài khoản Gmail hoặc Wordpress hoặc Open ID... mới có thể tham gia góp lời bình. Bác Corrector - còm sĩ trang Anh Ba Sàm - có mách cách tự làm cho mình một tài khoản trên trang Open ID, rất tiện lợi, có thể dùng để còm trong cả Blogspot, Wordpress và nhiều trang khác. Đặc biệt, dùng Open ID, các còm sĩ không cần phải tiết lộ địa chỉ email của mình. Xin cóp về đây để bà con dễ tham khảo. Cám ơn bác Corrector.


1. Mở tài khoản OpenID:

hình 1: trang đăng ký OpenID
Đăng ký (sign up) một nick openID cho mình bằng cách vào link này :

. bước 1: đặt username /nick /bút danh... Xem sau khi đặt nick, nó có được chấp nhận hay không, nếu nó thông báo là not available thì phải đặt tên khác. Xin chú ý:
  • Không nên chọn nick bằng tiếng Việt có dấu, vì tuy vẫn chọn được nhưng nick của các bác hiển thị ở nơi còm sẽ biến thành chữ "lạ". Trang Openid không hỗ trợ bộ gõ dấu VN.   
  • Dù các bác có viết hoa ở chữ đầu hoặc một chữ nào đó trong nick,  nick của các bác vẫn chỉ hiện thị trong các còm tất cả bằng chữ thường. 
  • Nếu nick các bác gồm hai chữ rời nhau, ví dụ Ha Le, thì sẽ hiển thị thành ha-le, nghĩa là luôn có gạch ngang ở giữa thay cho dấu cách. 

. bước 2: đặt password (xin ghi nhớ mật mã này để về sau có thể phải log in lại).

. bước 3: địa chỉ email: không bắt buộc, không cần thiết cung cấp địa chỉ email.

. bước 4: đánh dấu chọn vào ô vuông ở mục 4: chấp nhận điều khoản sử dụng openID.

. bước 5: sign up. Nếu đăng ký không thành công, các bác hãy xem xuống cuối trang: có thể openID yêu cầu các bác điền vào bảng chữ/số kiểm tra để xác định không phải robot.

Thế là xong, nói 6 bước chứ thật ra rất nhanh.
Đóng trang openid và trở về trang blogspot.


2. Còm trong Blogspot hay/và Wordpress: 


hình 2: chọn hồ sơ OpenID để còm
Khi còm, ở mục "Nhận xét với tên...", các bác chọn hồ sơ là OpenID. -->







.


hình 3: khai địa chỉ nick OpenID của mình
Nhấn Enter, xuất hiện bảng thứ hai   -->
Điền vào ô "URL OpenID" như sau

Ví dụ nick của bạn là TEST, hãy điền:

http ://TEST.myopenid.com

Sau đó là còm thoải mái, đọc lại và sửa chữa nếu cần rồi post cái còm của mình.





3. Trang tài khoản riêng của mình trên OpenID:

hình 4: địa chỉ (đường link) của nick vừa đăng ký
sẽ xuất hiện ở đây 

Ở trang chính MyOpenID, sau khi lập tài khoản, đường link tài khoản của các bác sẽ hiện lên ở vị trí sau -->

Đây cũng là đường link mà các bác phải khai vào ô "URL OpenID" mỗi khi còm (như trong hình 3).

Cho nên thay vì phải gõ chính xác từng chữ, có thể đơn giản copy đường link này, bằng cách nhấp chuột phải vào đó và chọn "copy", sau đó chỉ cần "paste" vào hộp khai báo.

.

hình 5: cập nhật tên và thông tin của nick
Ngoài ra, nếu click chuột trái vào đường link đó, các bác sẽ đến trang tài khoản riêng của mình trên OpenID, như hình sau  -->

Từ trang này, các bác có thể điều chỉnh/cập nhật tên, các thông tin cá nhân (chỗ mũi tên xanh) và ảnh đại diện (mũi tên đỏ) nếu muốn .

.


hình 6: đã thay avatar đại diện
nhưng thay đổi này không xuất hiện trong các comment ở  các blog khác.
Tuy nhiên, dù có điều chỉnh, những thay đổi này chỉ hiển thị trên trang OpenID, không có thay đổi gì ở các còm men của các bác ở các blog.

Chúc các bác thành công.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

NHỚ ANH EM NHÀ HỌ ĐOÀN



Lời nhận xét của nhà văn Nguyễn Quang Vinh:

"VẺ ĐẸP CỦA NỖI ĐAU

... đầm hồ và nơi ở xác xơ của gia đình Đoàn Văn Vươn... Thắng đã biến một bối cảnh nhói đau về sự bất công thành một bức ảnh nghệ thuật đẹp như tranh thủy mạc, đôi khi nỗi đau lại mang vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của sự chia sẻ, cưu mang và lôi hút cộng đồng. Cám ơn tay máy Nguyễn Lân Thắng. Nên giữ kỹ ảnh gốc này tặng Vươn ngày tự do."


Mẹ anh Đoàn Văn Vươn


Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

TÁM MƯƠI HỌC TÁM MỐT


Hình tìm được trên mạng.
Tôi thích hình ảnh bình dị gần gũi này của bác Lộc
Dân ta có câu: "tám mươi còn phải học tám mốt" để dặn chúng ta chớ coi thường kinh nghiệm của tuổi già. Cũng thế, chớ coi thường sự từng trải của người trong cuộc: "trăm hay không bằng tay quen", hay "trong chăn mới biết chăn có rận". 

Bác Nguyễn Đình Lộc có cả hai điều trên: vừa là một cụ cao tuổi, vừa từng là một cán bộ cao cấp của Đảng - một ủy viên trung ương.

Mấy ngày nay, dư luận trên mạng đã bàn về lời phát biểu của cụ trên truyền hình rất nhiều. Với tôi, những bình luận đó càng làm tôi thêm nể nang sự khôn ngoan của cụ khi phải đối mặt với những áp lực lớn lao hoàn toàn không dễ đối đầu - những áp lực mà ai theo dõi sát những tin tức gần đây cũng đều có thể đoán ra được.

Những blogger, facebooker và "còm sĩ" chúng ta, khi chúng ta phát biểu hay viết điều gì lên mạng, chúng ta đều - hữu thức hay vô thức - mường tượng trước rằng khán thính giả của chúng ta là những "cư dân mạng", tức là những người ít nhiều gì cũng nắm vững "tình hình lề trái" như chúng ta, những người đã nghe ngóng được nhiều thông tin đa chiều, những người cũng bất mãn ít nhiều với chế độ và cũng hừng hực niềm hy vọng mọi sự sẽ thay đổi, như chúng ta. 

Phát biểu trước một nhóm đối tượng mà ta có nhiều hy vọng sẽ đồng cảm với mình, tất nhiên ta rất dễ ăn dễ nói. Các bạn hãy cứ tưởng tượng giờ phải đứng trước chợ và nói với những người mà suy nghĩ, hiểu biết và lập trường không (hay chưa) giống mình, thậm chí rất khác mình, liệu mình có thể nói như mình đang nói thoải mái trên không gian internet đây không?

Thế nên bạn Ngyễn Đắc Kiên, bạn Đông Hải Long Vương, blogger Phương Bích, nhà báo Đoan Trang... và nhiều người khác nữa mà tôi đọc thấy có những lời phê bình khá mạnh về phát biểu của bác Lộc, chúng ta có một điểm chung, là chúng ta đang nói và nghe nhau trên "không gian mạng", hơn nữa, trong "không gian lề trái". 

Nhưng cũng phải biết một điều: cái "thế giới lề trái" của chúng ta hiện nay, nếu chỉ tính người trong nước, chiếm được bao nhiêu phần trăm dân số? Có lẽ chỉ cỡ 1 hoặc 2 phần trăm chăng?   

Bác Lộc thì không như vậy. Bác ấy không rành về mạng. Bác ấy càng ít rành về cái thế giới của lề trái. Đứng trước ống kính truyền hình, bác ấy mường tượng khán thính giả của mình là ai? Trước hết và gần hơn hết, đó là những cặp mắt cú vọ rình rập của thế lực bảo thủ ghê gớm trong Đảng. Thứ đến, đó là thế giới của quan chức và công chức đông đảo mà bác ấy rất quen thuộc vì là người trong cuộc; thế giới của guồng máy, bấy nay thường chỉ biết suy nghĩ rập khuôn và nhắm mắt tuân lệnh các "đường lối chủ trương của Đảng". Và thứ ba, bác ấy sẽ thấy trước mắt mình một khối lượng khán thính giả khổng lồ của đài truyền hình, những người dân đa phần thờ ơ với thời cuộc, bị bưng bít thông tin, dễ bị phỉnh gạt lừa dối... 

Bác ấy biết có những người đồng cảm với bác ấy, nhóm 72 đã cùng ký với bác ấy vào bản Kiến nghị chẳng hạn, nhưng trong tình thế đứng trước ống kính của cỗ máy truyền thông đầy thủ đoạn ma mãnh này, đây không phải là lúc bác có thể ngỏ lời với một số rất ít những người bạn đồng tâm đồng cảm đó. Khán thính giả của bác ấy khác với độc giả của chúng ta rất nhiều, sao chúng ta lại đòi bác ấy phải phát biểu giống như chúng ta? Hiểu như thế, thì nghiệm lại, tôi thấy lời lẽ của bác Lộc là rất khôn ngoan.

Người trẻ thì có cả tương lai trước mặt, rất hăng hái và có khynh hướng nghĩ rằng thua keo này còn bày keo khác. Người già thì không vậy. Họ biết thời gian và sức lực của họ không còn nhiều. Như một võ sĩ già phải lên sàn đấu, họ tiết kiệm từng chút hơi sức của mình. Nhẫn nhịn, giữ thế thủ, khéo léo tránh đòn, để dành nội lực cho cú đánh quyết định - có khi là cú đánh duy nhất mà sức mình còn cho phép. Ngoài ra, một võ sĩ già giặn sẽ còn thừa kinh nghiệm để biết cách chuyển bàn thua trông thấy thành một bàn ghi điểm bất ngờ; nếu không được vậy thì chí ít cũng chuyển được bại thành... huề!

Đó là nói về bác Nguyễn Đình Lộc. Còn quay lại với phản ứng bất bình, nhất là của các bạn trẻ, thì tôi cũng rất mừng. Người trẻ là phải như thế, là cần như thế, rất cần như thế. Hội nghị Diên Hồng năm xưa đã tạo nên sức mạnh kiên cường cho dân Việt, là nhờ cả những vị bô lão đăm chiêu ngồi thảo luận trong phòng kín, lẫn những Trần Quốc Toản trẻ trung hăng hái bóp nát quả cam ngoài sân đình! 

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

MỜI CÁC BÁC ĐẶT TỰA...



Toàn bằng vật liệu từ cây dừa, cộng thêm chiếc nón lá.
Hình ảnh rất chi là... Việt Nam!

Có bác đặt tựa tấm ảnh này là "Trên dưới một lòng"
Xin mời các bác đặt tựa tiếp cho ạ:




nguồn: Miền Tây Quê Tôi FB

SỬ DỤNG BLOGSPOT


I/. Comment trên blogspot:


Để mọi độc giả có thể gởi nhận xét ('còm') thuận tiện thoải mái, chủ trang nên chọn mục "bất kỳ người nào - bao gồm cả người dùng ẩn danh"  trong bảng cài đặt (xin xem hình 1 sau):


hình 1: (trang cài đặt dành cho chủ blog). Trong hình này, chủ trang chọn mục 2: "chỉ người dùng đã đăng ký mới có thể còm". Khi đó các 'còm sĩ' cần phải có sẵn và phải đăng nhập vào các tài khoản như Google, Wordpress... thì mới tham gia nhận xét được.   


Khi chủ trang cho phép bất kỳ ai cũng có thể còm, các "còm sĩ" sẽ thấy khung viết nhận xét hiện lên như hình sau:


hình 2: khi chủ trang cho phép bất kỳ ai cũng có thể gởi nhận xét.
 

Lúc này, còm sĩ có thể gởi nhận xét thông qua một tài khoản mình có sẵn nếu muốn (như hộp thư Google hay Wordpress thông dụng ở VN chẳng hạn), khi đó, bạn sẽ thấy xuất hiện hộp yêu cầu đăng nhập tài khoản;

Còm sĩ cũng có thể tự chọn cho mình bất cứ một bút danh nào mình thích (chọn chỗ mũi tên màu xanh), khi đó, bạn sẽ thấy xuất hiện hộp sau:


hình 3: Còm sĩ có thể tự chọn bút danh cho mình
 
  
Điền bút danh mình chọn vào ô "Tên". Bút danh này có thể gõ dấu tiếng Việt.
Cũng có thể điền địa chỉ trang web/blog cá nhân của mình vào ô "URL" nếu muốn.
Nhấn nút tiếp tục, để viết và gởi nhận xét.


+ Ghi chú thêm về mũi tên đỏ trong hình 2:


trở lại hình 2: ta có thể điều chỉnh độ dài của ô ghi nhận xét
 

Mũi tên đỏ chỉ vào góc phải phía dưới khung ghi nhận xét, nơi góc đó có dấu chấm chấm, click vào đó, các bác sẽ có thể điều chỉnh kích thước của khung (kéo dài hay rộng thêm ra), rất thuận tiện cho bác nào viết còm dài. Xin nhớ chỉ nên điều chỉnh độ dài, đừng điều chỉnh độ rộng.



(he he, viết tới đây thôi đã, hy vọng giúp ích các còm sĩ chưa quen với blogspot)
  
Xin méc thêm các bác cái này, dành cho bác nào muốn tự thử cất cái... "chòi trông đầm" như anh em nhà bác Đoàn Văn Vươn, he he:


Cách làm 1 blogspot cá nhân đơn giản cho mọi người